Bảo dưỡng máy đột thủy lực cầm tay đơn giản đúng cách?
CKV Việt Nam
Thứ Năm,
15/08/2024
Bảo dưỡng máy đột thủy lực cầm tay đơn giản đúng cách?
Máy đột thủy lực cầm tay hay bất kì thiết bị cơ khí trong quá trình sử dụng cần được bảo dưỡng giúp thiết bị luôn hoạt động ổn định nhất.
Máy đột lỗ thủy lực cầm tay
Máy đột thủy lực cầm tay thường có công suất cao bởi vậy làm sao để đảm bảo thiết bị hoạt động trơn chu nhất thì thiết bị cần được bảo dưỡng đúng cách. Cùng CKV VIETNAM tìm hiểu cách bảo dưỡng thiết bị này đúng cách nhất?
1. Khi nào cần phải bảo dưỡng máy đột thủy lực cầm tay?
Khi máy đột thủy lực cầm tay của bạn có các dấu hiệu như giảm công suất, thiết bị bị ì có tiếng kêu bạn nên bảo dưỡng thiết bị. Một số vấn đề thường gặp như khô dầu, khuôn hoặc chổi than bị mòn, ốc vít bulong bị lỏng...
Một số vị trí cần được bảo dưỡng, kiểm tra định kì
2. Các bước kiểm tra & bảo dưỡng máy đột thủy lực cầm tay.
a/ Kiểm tra dầu thủy lực:
-
Mức dầu: Kiểm tra mức dầu trong máy và đảm bảo rằng nó luôn đạt mức tối ưu. Thêm dầu nếu cần.
- Chất lượng dầu: Đánh giá tình trạng của dầu. Nếu dầu bị bẩn hoặc có dấu hiệu phân hủy, thay dầu mới.
- Lịch thay dầu: Thay dầu định kỳ từ 6 đến 12 tháng, hoặc theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
b/ Kiểm tra khuôn đột:
Khuôn đột là bộ phận phải chịu áp lực khi máy sử đột, bộ phần này thường sẽ chịu mài mòn cao, thường được thay thế sau 2000-3000 lần đột.
- Tình trạng khuôn: Kiểm tra khuôn đột để đảm bảo không bị mòn, nứt, hoặc hỏng hóc.
- Thay thế khuôn: Nếu phát hiện dấu hiệu hỏng hóc hoặc mòn đáng kể, thay thế khuôn để đảm bảo chất lượng đột.
c/ Kiểm tra và thay thế chổi than:
- Kiểm tra mức độ mòn: Mở máy để kiểm tra chổi than. Thay thế nếu chúng bị mòn gần hết hoặc có dấu hiệu hư hỏng.
- Tiếp xúc chổi than: Đảm bảo chổi than tiếp xúc đều và ổn định với cổ góp.
- Vệ sinh và bôi trơn: Vệ sinh khu vực quanh chổi than và bôi trơn các bộ phận liên quan nếu cần.
d/ Bôi trơn:
- Bôi trơn bộ phận chuyển động: Bôi trơn các bộ phận chuyển động như trục chính, khớp nối, và các phần cần thiết khác để giảm ma sát và mài mòn.
- Kiểm tra mức bôi trơn: Đảm bảo mức bôi trơn đủ và đều.
e/ Kiểm tra và vệ sinh sau khi sử dụng:
- Kiểm tra kết nối: Kiểm tra các ốc vít, bu lông, và khớp nối để đảm bảo chúng được siết chặt, không bị lỏng.
- Vệ sinh máy: Sau mỗi lần sử dụng, làm sạch máy để loại bỏ bụi bẩn, mảnh vụn và các tạp chất khác. Sử dụng dung dịch vệ sinh phù hợp và chổi, khăn sạch để lau chùi.
Ngoài ra, với những máy đột lỗ thủy lực cầm tay sử dụng pin như CKV-JD20P/JD20PA. Việc sạc đúng cách giúp cho pin lâu bị chai, đồng thời giảm nguy cơ cháy nổ.
Trên đây, CKV VIETNAM đã chia sẻ các bước kiểm tra và bảo dưỡng máy đột thủy lực cầm tay. Thực hiện đầy đủ và thường xuyên các bước bảo dưỡng này sẽ giúp máy đột thủy lực của bạn hoạt động hiệu quả và kéo dài tuổi thọ.